Thủ công nghiệp nhân dân Thủ công nghiệp Đàng Ngoài thời Lê trung hưng

Tượng nghê bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.Tượng hổ bằng gốm do thợ gốm làng Bát Tràng làm thời Cảnh Hưng.

Thủ công nghiệp nhân dân chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Một số mặt hàng có chất lượng cao như tơ lụa, gốm, đường có giá trị xuất khẩu.

Nghề làm gốm tiếp tục được phát huy từ nhiều đời tại các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà…

Nghề dệt tạo ra các sản phẩm như lụa, gấm, sa… được thương nhân phương Tây ưa thích. Các làng làm nghề dệt nổi tiếng là Yên Thái, Trích Sài, Trúc Bạch, Mỗ, Ỷ La, Hạ Hồi (Hà Nội), Phùng Xá, Hữu Bằng (Sơn Tây).

Vùng Sơn Nam nổi tiếng có nhiều lò làm đường, phương thức sản xuất thủ công vẫn tồn tại đến nay là dùng trâu bò ép mía và nấu thành đường hoặc mật.

Nghề khắc ván in nổi tiếng nhất tại Liễu Tràng và Hồng Lục (Hải Dương). Thợ ở đây không chỉ hành nghề ở địa phương mà còn ra kinh thành và mở rộng các hoạt động tại các trung tâm văn hóa.

Nghề thêu và nghề làm lọng có ông tổ Lê Công Hành, được phổ biến ở Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) từ thế kỷ 17.

Nghề thuộc da trâu, da có làng Đào Lâm, Trúc Lâm (Hải Dương), nghề làm nón ra đời ở Phương Trung (Hà Đông, Hà Nội).